Chia sẻ bí kíp ôn tập ngữ văn 12

Bí quyết ôn tập môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT với 4 dạng đề thường gặp

VOV.VN - Thầy Đặng Ngọc Khương cho rằng, để ôn tập tốt môn Ngữvăn, thí sinh nên ôn tập theo từng dạng đề, chia nhỏ đề thi làm 3 phần với thờigian tương ứng để luyện theo từng ngày cho đỡ áp lực và luyện đề tổng hợp cuốituần như một bài thi thử.

Chỉ còn gần 2 tháng nữa, học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ bướcvào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ngữ văn là bài thi bắt buộc trong kỳ thi tốtnghiệp THPT, trong đó, phần nghị luận văn học chiếm điểm số nhiều nhất trong đềthi.

Thầy Đặng Ngọc Khương, giáo viên môn Ngữ văn trường THPT ChuyênNgoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, để hoàn thành tốt bàithi môn Ngữ văn, thí sinh nên tham khảo các dạng đề có thể xuất hiện trong phầnthi này để có phương pháp ôn luyện hiệu quả và đạt điểm số cao nhất.

Theo khảo sát và đánh giá của thầy Khương về đề thi môn Ngữvăn trong 5 năm gần đây, phần nghị luận Văn học thường được ra với những dạng đềquen thuộc như sau:

Thầy Đặng Ngọc Khương đưa ra 1 số dạng bài nghị luận văn họcthường gặp.

Dạng 1, đưa ra một ý kiến nhận xét về một khía cạnh nào đó củatác phẩm, có thể là khía cạnh nội dung cũng có thể là khía cạnh nghệ thuật. Từđó yêu cầu học sinh phân tích khía cạnh được nói đến trong nhận xét để bình luậnvề ý kiến.

Ví dụ, trong đề thi chính thức năm 2016 ra: “Có ý kiến cho rằng:Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bấtthường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm “Vợ nhặt”,anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên”.

“Cách làm dạng bài này, các em phải giải thích được ý kiến(giải thích từ khóa, sau đó khái quát cách hiểu chung về ý kiến). Sau khi giảithích xong phải bám vào nội dung của ý kiến để xây dựng các luận điểm và lấy dẫnchứng trong tác phẩm để phân tích, bình luận về ý kiến”, thầy Khương cho biết.

Dạng 2 thường gặp là phân tích một hình ảnh trong tác phẩm A.Từ đó liên hệ đến một hình ảnh tương tự trong tác phẩm B để đưa ra nhận xét nàođó liên quan đến tác cả hai tác giả.

Thầy Đặng Ngọc Khương lấy ví dụ như đề thi năm 2018 hỏi:“Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạolực gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chịhãy liên hệ sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàntàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả”.

Đưa ra cách làm với dạng đề này, thầy Khương cho biết, họcsinh phải xác định đây là dạng đề liên hệ để so sánh không phải là so sánh 2 đốitượng song song. Phần thân bài cần tập trung làm rõ đối tượng thứ nhất. Đơn cửnhư với đề nêu trên là phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyềnngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài rồi sau đó mới liên hệ đến đối tượngthứ hai là sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàntàu. Sau khi phân tích xong phải có phần nhận xét đánh giá chung về cách nhìn củatác giả.

Dạng 3 là phân tích một khía cạnh nội dung nào được thể hiệnqua một đoạn trích thơ/văn xuôi. Ví dụ, đề thi năm 2020 yêu cầu: “Phân tích tưtưởng “Đất nước của nhân dân” được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạntrích sau:“Em ơi em(…) Đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại”.

Đối với dạng bài này, thầy Khương cho biết, học sinh phải giảithích được khái quát khía cạnh nội dung mà đề yêu cầu phân tích thông qua đoạntrích, cụ thể, với đề nêu trên phải giải thích tư tưởng đất nước của nhân dânlà gì? Sau đó phân tích đoạn trích để làm rõ những biểu hiện của khía cạnh đượcđề cập. Lưu ý, sau khi phân tích luôn phải có phần đánh giá khái quát về nộidung và nghệ thuật của đoạn trích.

Dạng 4 thường yêu cầu phân tích/cảm nhận một đoạn tríchthơ/văn xuôi/nhân vật… (vế 1). Từ đó có thể bình luận, nhận xét về một đặc điểmphong cách nghệ thuật hay tư tưởng nào đó của tác giả (vế 2).

Thầy Khương lưu ý, đề có thể cho sẵn ngữ liệu hoặc không chongữ liệu (với dạng đề cảm nhận về nhân vật). Ví dụ, đề thi năm 2019 cho đoạntrích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nư­ớc (…) và ném chìa khoá trong nhữnghang đá d­ưới chân núi Kim Phụng”. (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ NgọcTường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạntrích trên. Từ đó, nhận xét cáchn hìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhàvăn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hay đề minh họa 2021: “Phải nhiều thế kỷ đi qua, (…), giữa nhữngxóm làng trung du bát ngát tiếng gà”

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó,nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198 - 199)

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích nói trên. Từđó, nhận xét về tính trữ tình  trong bútkí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Cách làm dạng bài này, trước hết học sinh phải xác định đượcchủ đề, nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Sau đó, xây dựngthành các luận điểm tương ứng để triển khai phân tích, cảm nhận. Nếu đề thi cóthêm vế thứ 2 (vế phụ), thì sau khi phân tích và đánh giá khái quát, học sinhphải có phần nhận xét, bình luận theo đúng yêu cầu của vế phụ.

Một số lỗi thường gặp trong quá trình làm bài nghị luận văn học

Thầy Đặng Ngọc Khương cũng cho biết, thí sinh khi làm bài nghịluận văn học thường gặp phải một số lỗi cơ bản như phân bố thời gian không hợplí dẫn đến không hoàn thiện được bài thi, kết cấu bài văn không hài hòa, hợplí.

Thầy Đặng Ngọc Khương cho biết, nhiều học sinh hay gặp các lỗitrình bày, bố cục, cả phần thân bài chỉ viết 1 đoạn văn. (Ảnh minh họa)

“Phần thân bài nhiều em chỉ viết 1 đoạn văn hoặc có đoạn viếtquá dài, đoạn lại viết quá ngắn và sơ sài.

Diễn xuôi thơ hoặc kể/thuyết minh lại tác phẩm văn xuôi.Không kết hợp hài hòa giữa phân tích, cảm nhận và đánh giá…Bài viết không có luậnđiểm, luận cứ, không được triển khai theo một hướng lập luận nào. Quá nhiều lỗichính tả và diễn đạt, đặc biệt là ở phần mở bài, gây nên ấn tượng xấu cho ngườichấm về cả bài viết. Nhiều bài viết còn khô khan, không có cảm xúc”, thầyKhương nhận xét chung về những lỗi thường gặp.

Để khắc phục những lỗi này, thầy Khương cho rằng, thí sinhnên có kế hoạch ôn tập cụ thể và tìm ra được phương pháp ôn luyện hiệu quả chomình. Về phương pháp ôn luyện trong thời gian nước rút, học sinh có thể chia nhỏđề thi làm 3 phần với thời gian tương ứng để luyện theo từng ngày cho đỡ áp lựcvà luyện đề tổng hợp cuối tuần như một bài thi thử.

“Các em nên luyện từng ngày luân phiên nhau 1 trong 3 phầnthi: Đọc hiểu 25 phút, nghị luận xã hội 25 phút, nghị luận văn học 60 phút. Thờigian của từng phần khi luyện nên ít hơn thời gian thi thực tế 5 – 10 phút đểkhi vào làm bài thi thực tế đảm bảo được tốc độ.

Bên cạnh đó, các em cũng có thể luyện theo tuần, mỗi tuần làm1 đề thi thử. Ngữ liệu đọc hiểu có thể tùy chọn, nhưng phạm vi câu nghị luậnvăn học nên bám sát các tác phẩm trọng tâm. Sau khi làm xong bài luyện, các emnên nhờ thầy cô chấm và góp ý để kịp thời bổ sung, rút kinh nghiệm. Hãy giữ lạitất cả tập bài luyện đã được góp ý, chỉnh sửa và lấy đó làm đề cương ôn tập”,thầy Khương lưu ý./.

Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/bi-quyet-on-tap-mon-ngu-van-tot-nghiep-thpt-voi-4-dang-de-thuong-gap-857836.vov

Phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

1 Đánh giá

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thể ôn tập thật tốt,Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn chuẩn bị cho kìthi THPT Quốc Gia.

Hy vọng với tài liệu trên các bạn học sinh sẽ có thêm kĩ năngđể chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Mời tham khảo nội dung chi tiếtdưới đây.

Phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn

1. Ghi nhớ kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy

2. Học theo phương “cuốn chiếu”

3. Học theo phương pháp “vòng tròn”

4. Tìm hiểu thêm những chi tiết về nghệ thuật

5. Ghi nhớ dẫn chứng tiêu biểu

6. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

7. Tham khảo và luyện tập nhiều dạng đề

1. Ghi nhớ kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy

- Vẽ sơ đồ tư duy theo từng đơn vị kiến thức một cách khoa học,ngắn gọn và sinh động.

- Các tác phẩm văn học khi vẽ sơ đồ tư duy thường được triểnkhai thành các ý lớn: tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật… Các ý lớn lại tiếptục được chia thành các ý nhỏ.

- Có thể kết hợp nhiều kiểu sơ đồ khác nhau, sử dụng kết hợpgiữa màu sắc và hình ảnh để khả năng ghi nhớ hiệu quả hơn.

2. Học theo phương “cuốn chiếu”

- Học đến phần nào, gói gọn phần đó.

- Cách học này giúp học sinh nắm chắc kiến thức, tiết kiệm thờigian.

3. Học theo phương pháp “vòng tròn”

- Ôn tập kiến thức theo một vòng tuần hoàn

- Các kiến thức cần đã học cần được ôn tập lại, đồng thời tiếpthu kiến thức mới.

4. Tìm hiểu thêm những chi tiết về nghệ thuật

Trước hết, cần đọc các tác phẩm để nắm được nội dung và nghệthuật, tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Sau đó, cần tìm những chi tiết đắt giácó vai trò thúc đẩy cốt truyện, phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.

5. Ghi nhớ dẫn chứng tiêu biểu

- Các bài văn nghị luận xã hội sẽ trở nên sinh động hơn khicó các dẫn chứng. Chính vì vậy việc tìm hiểu trước về các dẫn chứng, ghi nhớ cụthể và vận dụng linh hoạt để áp dụng vào từng bài.

6. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

- Phần đọc hiểu tuy không chiếm nhiều biểu điểm, nhưng đây đượccoi là phần gỡ điểm. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu là vô cùng cầnthiết.

- Cấu trúc một bài đọc hiểu sẽ gồm có: Nhận biết - Thông hiểu- Vận dụng - Vận dụng cao. Học sinh cần nắm chắc kiến thức, trình bày đúng trọngtâm và phân phối thời gian hợp lý.

7. Tham khảo và luyện tập nhiều dạng đề

Việc tham khảo và luyện tập các dạng đề khác nhau sẽ tránh bỡngỡ khi tiếp cận với một dạng đề mới. Đồng thời, luyện tập các dạng đề khácnhau sẽ giúp rèn luyện thêm kỹ năng, cũng như tích lũy thêm được kiến thức vềphần đọc hiểu và nghị luận xã hội.

Nguồn: https://download.vn/phuong-phap-on-tap-mon-ngu-van-50740

TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN 12:

Chương trình HỌC TỐT

HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiếnthức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và  biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập,rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiệnhành.

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/130/ngu-van-12.html